Chiến lược nào cho các nước đang phát triển trong cách mạng tự động hóa?

Chiến lược nào cho các nước đang phát triển trong cách mạng tự động hóa?

Chiến lược nào cho các nước đang phát triển trong cách mạng tự động hóa?

Chiến lược nào cho các nước đang phát triển trong cách mạng tự động hóa?

Chiến lược nào cho các nước đang phát triển trong cách mạng tự động hóa?
Chiến lược nào cho các nước đang phát triển trong cách mạng tự động hóa?
74/49/28 Đường 8, Phường Trường Thạnh, Thành Phố Thủ Đức, TP.HCM
Email: ledinhautomation@gmail.com
HỖ TRỢ
KHÁCH HÀNG 24/7
0948 555 309
Chiến lược nào cho các nước đang phát triển trong cách mạng tự động hóa?
Ngày đăng: 11/07/2024 01:51 PM

    Theo nghiên cứu gần đây của kinh tế gia Lukas Schlogl và Andy Summer, trường King’s College (London), các nước đang phát triển cần cân nhắc đối phó với sự phát triển của tự động hóa.

     

     

    Đa số chiến lược tập trung vào hỗ trợ người lao động bị thay thế bởi máy móc và chỉ vài ý tưởng được xem là có triển vọng. Các quốc gia phát triển đã áp dụng chúng nhưng có ý kiến cho rằng khó có thể làm thế đối với các quốc gia đang phát triển.

    Nhiều nghiên cứu chỉ ra những loại hình công việc có thể tự động hóa và dự đoán thời điểm máy móc sẽ đảm nhiệm những công việc do con người thực hiện. Rất nhiều kết quả được đưa ra nhưng giữa chúng đều có một điểm chung, đó là những công việc mang tính chất lặp đi lặp lại, không đòi hỏi trí tuệ cảm xúc, suy luận phức tạp hay sáng tạo thì dần dần sẽ bị thay thế bởi máy móc và trí tuệ nhân tạo.

    Các báo cáo từ McKinsey Global Institute và World Bank đều nhận định tự động hóa có tiềm năng phát triển tại các ngành công nghiệp và nông nghiệp cao hơn so với ngành dịch vụ - nơi đòi hỏi rất nhiều sáng tạo hoặc tương tác trực tiếp giữa người với người.

    Đây thực sự là một điều đáng lo ngại khi lực lượng lao động phổ thông ở các nước đang phát triển khá nhiều, họ chủ yếu làm trong ngành nông nghiệp hoặc những việc sản xuất đơn giản. Nhiều cuộc tranh luận làm thế nào giải quyết thực trạng tự động hóa gia tăng chủ yếu tập trung vào 2 vấn đề: làm sao chế ngự và làm sao để giải quyết hệ quả.

    Chính phủ các nước có thể kìm hãm tự động hóa bằng các chính sách như giảm động lực – ví dụ như đánh thuế việc sử dụng robot hoặc giảm chi phí lao động thông qua cắt giảm thuế, lương tối thiểu.

    Vấn đề là giảm động lực đối với tự động hóa chỉ đẩy nó từ nước này sang nước khác. Những nước đang phát triển gặp rất nhiều trở ngại khi thực hiện những biện pháp kìm hãm trên vì họ lo ngại các công ty hoặc thậm chí toàn bộ các ngành kinh tế sẽ chuyển sang khu vực nơi robot không bị phạt.

    Ông Schlogl cho rằng tác động của tự động hóa có thể được cảm nhận rõ rệt bởi các ngành sử dụng nhiều lao động tại các nước đang phát triển, bất kể robot được đưa vào sử dụng ở đâu. Hàng hóa giá rẻ có thể được tạo ra bằng máy móc tại một địa điểm và được phân phối trên toàn thế giới. Một quốc gia có thể cơ giới hóa nền nông nghiệp và tràn ngập một tiểu lục địa với sản phẩm giá cả phải chăng.

    Đối với cắt giảm chi phí lao động, không rõ chính xác mức lương sẽ thấp tới mức nào ở các nước đang phát triển trước khi nó trở thành vấn đề phi đạo đức.

    Cách thứ hai để chính phủ đối phó với bất ổn gây ra bởi tự động hóa là ban hành những chiến lược để giải quyết hệ quả. Trong đó bao gồm đào tạo lại người lao động để họ có những kỹ năng cần thiết cho các công việc trong tương lai hoặc hỗ trợ thu nhập cho những ngưởi bị cắt giảm lương hay bị mất việc.

     

    Thế nhưng, theo Schlogl và Summer, tái đào tạo có thể sẽ khó thực hiện ở các quốc gia đang phát triển vì họ bị hạn chế về các cơ sở giáo dục. Việc hỗ trợ thu nhập cũng sẽ rất khó để thực hiện bởi các nước này cần có một ngành dịch vụ đạt hiệu quả cao và tạo ra nguồn tiền lớn, điều mà các quốc gia đang phát triển thường không thể làm được.

    Ngoài ra, cũng có vài phương án tiềm năng khác. Schlogl và Sumner đưa ra một ý tưởng gọi là thu nhập cơ bản toàn cầu và các nước đang phát triển sẽ nhận được khoản tiền này thông qua viện trợ.

    Một phương án nữa là các nước đang phát triển sẽ xây dựng những ngành có khả năng chống lại cách mạng tự động hóa trong những thập kỷ tới như là chăm sóc xã hội, giáo dục, y tế, du lịch hoặc xây dựng hạ tầng. Tuy nhiên, đây lại là một phương án mạo hiểm, đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu lớn mà không bảo đảm sẽ bảo vệ các nền kinh tế này trước cách mạng tự động hóa trong dài hạn.

    Nhân dịp Sophia đến Việt Nam: Đừng hoảng hốt, robot không thể có những kĩ năng này, yên tâm bạn chưa thất nghiệp ngay đâu!

    CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG LÊ ĐÌNH
    Đang online: 174  |  Ngày: 75  |  Tuần: 789  |  Tổng truy cập: 31345
    Zalo
    Hotline